Phát triển nhân cách cho trẻ

Nhân cách của trẻ bắt đầu hình thành từ gia đình và tiếp tục phát triển ở nhà trường, từ tất cả những gì tác động đến trẻ. Quá trình giáo dục nhân cách liên quan đến nhiều mặt- từ sự hiểu biết, tình cảm đến hành động. Do vậy để trẻ hình thành những cư xử đúng đắn thì nhà trường phải trở thành nơi ươm mầm và tạo ra những hành vi mẫu mực, nhân ái, thể hiện những giá trị sống chuẩn mực làm kim chỉ nam cho mọi cư xử của trẻ về sau. Theo quan niệm này thì “học để làm người, để cư xử tử tế” có tầm quan trọng chẳng kém, hay thậm chí lớn hơn cả việc tiếp thu tri thức khoa học.

Nhà hoạt động xã hội Hoa Kỳ Martin Luther King cũng tán đồng: hai mục tiêu tối hậu của một nền giáo dục chân chính là: “Trí tuệ cộng Nhân cách”(Intellegence plus Character).

PHƯƠNG CHÂM RÈN LUYỆN L.O.V.E

Nhân cách không hình thành trong một ngày, một tuần hay một năm, mà cả quá trình kéo dài suốt đời sống của trẻ. Ở tuổi mầm non, trẻ tiếp thu các giá trị sống, phát triển tình cảm và thường hành động theo những gì các em tiếp nhận trực tiếp từ môi trường học tập, từ các hành vi, cư xử của người lớn – của thầy cô giáo và từ những tương tác của bạn bè. Do vậy, để tạo ra một môi trường cổ vũ cho việc hình thành và phát triển nhân cách tích cực, phương châm rèn luyện chung cho nhà trường là: Hành xử (LIVE) với những Giá trị mình trân quý (OUR VALUES) trong mọi hoạt động ngày mỗi ngày (EVERYDAY)

LIVE OUR VALUES EVERYDAY – L.O.V.E.

TÔN TRỌNG

  • Biết tôn trọng người khác
  • Biết chấp nhận sự khác biệt
  • Nhã nhặn trong lời nói lẫn hành vi
  • Biết ý tứ, để ý đến cảm xúc của người khác
  • Không doạ nạt, hành hung, làm thương tổn người khác
  • Cư xử ôn hoà, biết kìm chế sự giận dữ.

LÒNG TIN CẬY

  • Trung thực, không lừa dối, không sử dụng đồ vật của người khác khi chưa được phép
  • Tin cậy: làm những gì mình nói
  • Có can đảm làm điều đúng.
  • Tạo dựng uy tín tốt cho bản thân.
  • Trung thành: hiếu thảo với cha mẹ, trung thành với gia đình và bạn bè.

TRÁCH NHIỆM

  • Thực hiện công việc được giao
  • Kiên trì: biết cố gắng không bỏ cuộc
  • Luôn luôn nổ lực
  • Biết tự kiểm soát và giữ kỷ luật
  • Biết suy nghĩ trước khi hành động- biết tiên liệu hậu quả
  • Biết chịu trách nhiệm khi lựa chọn.

CÔNG BẰNG

  • Biết tôn trọng luật khi chơi
  • Biết thay phiên và chia sẻ khi chơi
  • Biết lắng nghe và cởi mở
  • Không trách cứ người khác.

QUAN TÂM

  • Tử tế
  • Biết thương cảm và bày tỏ sự quan tâm
  • Biết biểu lộ lòng biết ơn
  • Biết tha thứ
  • Biết giúp đỡ người khác khi cần.

Ý THỨC CÔNG DÂN

  • Biết chấp hành nội quy lớp học, nhà trường
  • Biết hợp tác với bạn bè, thầy cô
  • Biết tôn trọng, gìn giữ môi trường sống
  • Biết bày tỏ ý kiến suy nghĩ của mình đối với môi trường.